www.nuibavi.com

Nuibavi
Danh thắng Sơn Tây

Sơn Tây - vùng đất 'địa linh, nhân kiệt'

Sơn Tây - vùng đất 'địa linh, nhân kiệt'
Nằm ở phía tây Hà Nội, Sơn Tây được biết đến như trung tâm của một vùng văn hoá có núi Tản, sông Đà, là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”.
Có thể nói, mỗi tấc đất của Sơn Tây đều đậm đặc những di sản về lịch sử, văn hoá. Chỉ một làng cổ Đường Lâm cũng đã có tới 7 di tích được xếp hạng di tích quốc gia. Ngoài ra, Sơn Tây còn có hàng trăm di tích, địa danh lịch sử, khu vui chơi, du lịch nổi tiếng vàcác đền, đình, chùa cổ...con người Sơn Tây tài hoa, thanh lịch.
 
Thành phố bị lãng quên?
 
Với lợi thế về địa hình, về lịch sử văn hoá như vậy nhưng trải qua thời gian dài, Sơn Tây hình như vẫn bị lãng quên không được đầu tư, xây dựng đúng với tầm vóc và tiềm năng để có thể vươn lên mạnh mẽ? Trước nhận xét này, cả ông Nguyễn Lam Điền - phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Sơn Tây và bà Nguyễn Thị Hảo - trưởng phòng quản lý đô thị đều không đồng tình. Bà Hảo cho rằng “Lãnh đạo thành phố luôn luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát việc qui hoạch đô thị và coi đó là điều kiện quan trọng để phát triển mọi mặt xã hội nói chung và kinh tế nói riêng”. Theo bà Hảo, như vậy thì không thể nói là thành phố bị lãng quên.
 
Những ai đã từng đến Sơn Tây đều nhận thấy một điều: từ hàng chục năm nay Sơn Tây đổi thay không nhiều. Có khác chăng chỉ là ở những con đường được trải nhựa phẳng hơn, rộng hơn và đẹp hơn. Còn lại vẫn là những con phố nhỏ bình lặng, vẫn một khu thành cổ tự bao đời đang ngày càng mai một nếu không kịp thời trùng tu. Có phải vì chưa bao giờ là trung tâm hành chính dưới thời kỳ các tỉnhHà Tây - Hà Sơn Bình...cho nên mãi đến hôm nay, Sơn Tây vẫn cứ lặng lẽ ngủ yên? Sự lặng lẽ của một thành phố không có sự chuyển mình trong tiến trình công nghiệp hóa. Bởi ngoài Thành cổ là di tích được xếp hạng thì Sơn Tây không phải là một thành phố cổ hoặc có kiến trúc đặc sắc cần gìn giữ bảo tồn?Cho đến nay, trong nội thành Sơn Tây mới chỉ có duy nhấtkhu vực Thuần Nghệ(khoảng 6ha) đang được qui hoạch và xây dựng là hiện đại. Tuy nhiên, đó cũng là sự xây dựng bất đắc dĩ từ sự cố chợ Nghệ bị cháy năm nào! Trong tương lai, Sơn Tây là điểm đầu của chuỗi đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn. Nhưng, nếu chỉ riêng nội thành Sơn Tây liệu có gì để giữ được chân du khách trong một tua du lịch cuối tuần?

Giải pháp nào để Sơn Tây phát triển?
 
Theo ông Nguyễn Lam Điền,hiện nay cơ cấu kinh tế của Sơn Tây chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp xây dựng 47,5%; du lịch - dịch vụ thương mại 39%; nông lâm thuỷ sản 13,5%. Định hướng phát triển kinh tế của Sơn Tây trong tương lai sẽ thay đổi theo hướng: du lịch - dịch vụ thương mại, công nghiệp xây dựng và nông lâm thuỷ sản. Thực hiện kế hoạch này, Sơn Tây đã chủ động đầu tư các vùng du lịch, qui hoạch các cụm, khu, điểm công nghiệp. Trong đó chú trọng tới du lịch văn hoa - lịch sư.Đó là các vùng du lịch Đồng Mô có sân gôn và hồ Đồng Mô rộng mênh mông với hàng chục hòn đảo lớn, nhỏ đầy tiềm năng để khai thác du lịch. Là làng văn hoa - du lịch các dân tộc Việt Nam. Là điểm du lịch hồ Xuân Khanh; là chuỗi du lịch lịch sử văn hoá Thành cổ - Đền Và - làng cổ Đường Lâm. Chỉ riêng làng cổ Đường Lâm nếu khai thác tốt cũng đã là một điểm du lịch hấp dẫn du khách. Đây là ngôi làng cổ duy nhất của Việt Namđược công nhận là làng thuần Việt cổ của nền văn minh lúa nước. Đường Lâm còn có lăng Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh, đình làng Mông Phụ. Đặc biệt là chùa Mía, ngôi chùa gắn liền với sự phát triển của Đường Lâm, nơi lưu giữ 287 pho tượng quý hiếm vào bậc nhất của Việt Nam. Các khu công nghiệp như Xuân Sơn, Sơn Đông, Phú Thịnh...Trong năm 2008, thành phố Sơn Tây cũng đã trình lên các cấp phê duyệt 17 dự án mà chủ yếu là các dự án phát triển về thương mại - du lịch. Phát triển tốt du lịch sẽ đẩy mạnh ngành dịch vụ và giải quyết được việc làm, một vấn đề bức xúc của hầu hết các địa phương hiện nay.
 
Nhưng để có bước đột phá và phát huy hết tiềm năng, Sơn Tây cần được sự quan tâm đầu tư hơn nữa. Ngoài sự năng động, sáng tạo vươn lên bằng nội lực, nguồn vốn từ ngân sách của thủ đô thì công tác xã hội hoá, kêu gọi đầu tư là yếu tố không thể thiếu.Ông Nguyễn Lam Điền bày to: “Chúng tôi rất mong nhận được sự đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ về kinh phí để Sơn Tây có thể bảo tồn được những di sản quí của ông cha để lại như trùng tu thành cổ (giai đoạn 2) xây dựng cổng Đoan Môn, cầu phía Nam, trùng tu đền Và, qui hoạch tổng thể làng cổ Đường Lâm... Rất mong Sở Văn hoá-Du lịch- Thể thao Hà Nộigiúp Sơn Tây phát triển du lịch một cách bài bản. Hoặc có thể liên kết với các đơn vị bạn để đưakhách du lịch đến với Sơn Tây. Đó cũng là một cách để Sơn Tây có thêm nguồn thu ngân sách, phát huy hơn nữa những lợi thế sẵn có. Hiện tại, chưa có các tua, tuyến du lịch cụ thể cho du khách, trong khi tiềm năng của địa phương rất phong phú!”.
 
Trong khi hàng loạt di tích lịch sử văn hóa cổ kính của Sơn Tây "đói khách", thì những năm qua khách đến Hà Nội chẳng biết đi đâu, xem gì, ngành du lịch Thủ đô chẳng biết làm cách nào để níu chân du khách. Phái chăng cơ hội đã mở ra và công tác quy hoạch du lịch tới đây phải nối liền trung tâm Phố cổ Hà Nội với Làng cổ Sơn Tây và các trung tâm nghỉ dưỡng xung quanh Ba Vì - Suối Hai. Về lâu dài đây sẽ là tua làm "sống lại" vùng đất cổ Sơn Tây địa linh nhân kiệt.