www.nuibavi.com

Nuibavi
Tư vấn du lịch

Kinh nghiệm Đi Lễ Đền Thượng Ba Vì

Du xuân đi lễ Đền Thượng đầu năm đã trở thành một thói quen của người dân. Từ trước Tết Nguyên đán, rất nhiều gia đình đã lên kế hoạch để đi lễ Đền Thượng Ba Vì đầu năm. Phần lớn mọi người đi lễ đầu năm là để cùng hòa mình vào không khí lễ hội đầu xuân ở Đền Thượng, thưởng ngoạn không gian linh thiên của Đền Thượng, Hùng vĩ của Núi Ba Vì, cầu mong năm mới có nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình và người thân.
Đi lễ là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đến đền để dâng hương, tỏ lòng thành kính, bái Phật,… Một ngày đến với Đền Thượng để được tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh với những điều tuyệt vời trong cuộc sống, đón mùa xuân đâm chồi, nảy lộc, sự thay đổi của đất trời, tươi hơn, đẹp hơn. Mùa xuân ở Đền Thượng là mùa bắt đầu của một năm mới, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp hơn nhưng vẫn còn se se lạnh.


Cổng lên Đền Thượng

Giới thiệu Đền Thượng:

Toạ lạc trên độ cao 1227 trên đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì, Đền Thượng thờ thánh Tản Viên (Sơn Tinh) thuộc địa phận Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Hàng năm rất nhiều người lên đây vừa thắp hương Đức thánh Tản, đồng thời thăm thú cảnh quan thiên nhiên...  Ngôi đền nhỏ được xây theo hình chữ Nhất. Đền chỉ có  một mái lộ thiên lợp ngói nghiêng bên của hang. Mái sau Đền nằm ngầm dưới lòng tảng đá nên ngôi đền có thế vững chãi, trang nghiêm khá độc đáo. Ba gian của Đền Thượng tuy không rộng, nhưng huyền bí, có thăm thẳm độ sâu về tâm linh. Chính giữa ngôi Tam Bảo là tượng ĐứcThánh Tản ngự trong long ngai sơn son thiếp vàng. Bên tả là thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn).

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Diễn ra quanh năm, nhưng đặc biệt từ Tết kéo dài đến hết tháng 3.
  • Địa chỉ: Vườn quốc gia Ba Vì, Xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội

Nên đi lễ và tham quan Đền Thượng trong thời gian bao lâu?

Thời gian lễ và tham quan Đền Thượng hợp lí nhất là 1 ngày. Bạn có thể sáng đi và về trong ngày. Bạn cũng nên cân nhắc và lưu ý, vì đi vào dịp đầu năm sẽ rất đông đúc, còn nếu chọn đến Đền Thượng vào những ngày thường từ tháng 3 thì nơi đây khá vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành rất sảng khoái.

Đi lễ Đền Thượng nên chuẩn bị những gì?

Đường lên núi Đền Thượng, lên đỉnh Đền Thượng chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo các bậc đá vượt qua bạt ngàn cây cối, dưới tán lá rừng để đến Đền, Nuibavi.com thấy từ bãi đỗ xe rẽ phải là cổng đền Thượng uy nghi. Qua cổng, bạn còn phải leo hơn 500 bậc đá nữa mới tới cửa đền chính ở chót vót trên cao, tại đây có thể ngắm cảnh núi rừng Ba Vì từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ xuống.


Nhìn sang Tháp Bảo Thiên

Khi đi bộ, leo núi lên Đền Thượng thì bạn nên mang theo một đôi giày để thao, các trang phục tùy mùa, tuy nhiên yếu tố gọn nhẹ luôn được đặt lên hàng đầu. Bạn cũng có thể mang theo nước, thức ăn và các vật dụng cá nhân khác. Bên cạnh đó, vì cảnh vật xung quanh là núi non hiểm trở nên bạn nên mang theo tiền mặt bên người để tiện cho việc đi lại và mua sắm ở nơi đây.

Những điểm đi lễ quanh khu vực Đền Thượng:
  • Đền Thượng
  • Đền Trung
  • Đền Hạ
  • Chùa Tản Viên Sơn
  • Đền thờ Bác Hồ
  • Khu di tích lịch sử K9

Phương tiện đi Đền Thượng:
  • Xe bus 107 đi từ Kim Mã đến Làng Văn Hóa các dân tộc Việt Nam, từ đây bắt taxi hoặc xe ôm đi lên Đền Thượng
  • Xe bus 74 đi từ bến xe Mỹ Đình đến Xuân Khanh, từ đây bắt taxi hoặc xe ôm đi lên Đền Thượng
  • Xe khách đi Đá Chông chạy qua, xuống ở ngã 3 rẽ vào VQG Ba Vì, từ đây bắt taxi hoặc xe ôm đi lên Đền Thượng
  • Xe máy cá nhân có thể đi đường Đại Lộ Thăng Long hoặc đường 32
  • Ô tô riêng có thể đi đường Đại Lộ Thăng Long hoặc đường 32
  • Thuê xe ô tô du lịch có thể đi đường Đại Lộ Thăng Long hoặc đường 32, địa chỉ thuê xe du lịch Thuexedulichhanoi.com

Đường đi Đền Thượng:
  • Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 60km về phía Tây, Núi Ba Vì có hệ thống giao thông thuận lợi liên kết với thủ đô và đi các tỉnh lân cận.
  • Phương tiện: Có thể đi bằng xe máy, xe ô tô, xe bus hoặc thuê xe ô tô riêng
  • Từ Đại lộ Thăng Long đi thẳng qua Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là đến
  • Từ Quốc lộ 32 chạy qua thị xã Sơn Tây, qua Xuân Khanh đến VQG Ba Vì.


Giá vé vào tham quan Vườn quốc gia Ba Vì
Áp dụng từ ngày 01/01/2019 – 31/12/2019

  • Vé thắng cảnh người lớn: 60.000đ/lượt
  • Vé dành cho Sinh viên: 20.000 đ/lượt
  • Vé dành cho Học sinh: 10.000đ/lượt
  • Vé ưu tiên cho người cao tuổi, người tàn tật: 30.000đ/lượt
  • Vé gửi ô tô dưới 10 chỗ: 20.000đ/xe
  • Vé gửi ô tô trên 10 chỗ: 25.000đ/xe
  • Vé gửi xe máy: 3.000đ/chiếc/điểm.
  • Vé gửi xe đạp: 2.000 đ/xe
  • Vé chụp ảnh dịch vụ: 600.000đ.
  • Phí thuê HDV: 300.000 - 500.000đ/1 HDV.

 Điều kiện để được miễn giảm:
  • Đối với Học sinh, Sinh viên phải có giấy giới thiệu của nhà trường hoặc thẻ học sinh, thẻ sinh viên.
  • Đối với người cao tuổi phải có giấy giới thiệu của Hội người cao tuổi ở địa phương, hoặc thẻ Hội viên.

Nghỉ ngơi buổi trưa hoặc qua đêm tại cốt 400 Ba Vì:
  • Các bạn có thể tự nghỉ ngơi buổi trưa ở trong khu vực vườn QG Ba Vì
  • Các bạn có thể thuê phòng nghỉ trưa hoặc qua đêm tại cốt 400 của khu Ba Vì resort - liên hệ: 0988 714 696

Ẩm thực - Ăn gì khi đi lễ Đền Thượng - Món ngon ở Đền Thượng
Đến thăm vùng đất thiêng này bạn không thể bỏ qua món đặc sản của vùng đất Ba Vì, Bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn tại các quán hàng ven chân núi, nuibavi.com xin chia sẻ một số thông tin dưới đây.
  • Trong khu vực VQG Ba Vì có duy nhất nhà hàng Xạ Hương - liên hệ đặt ăn: 0988 714 696
  • Các bạn có thể đặt ăn trước nếu đi đông, còn đi cá nhân thì có thể đến lúc nào cũng ok
  • Các bạn có thể tự mang đồ ăn đi
  • Ra ngoài khu vực vqg Ba Vì ăn, có nhiều nhà hàng ở đây http://www.nuibavi.com/nha-hang-bavi/
  • Những món ngon ở Ba Vì như: Gà, cá, thịt đà điểu, lợn mán ...
  • Ăn uống ở ngoài ngon rẻ bổ

Mua quà gì ở núi Ba Vì

Một chút kỷ niệm khi đi du lịch núi Ba Vì hay một món quà tặng cho bạn bè và cho người thân là một điều không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch. Ngoài những bức ảnh do chính bạn chụp, đến núi Ba Vì (nuibavi.com) bạn đừng quên mua một giỏ hoa lan, một ít chè Ba Trại, mấy cân thịt lợn mán, ít giò đà điểu, hay chai mật ong, và đặc biệt là sữa Ba Vì (lưu ý với sữa ba vì phải mua ở những cửa hàng uy tín)


Lưu ý khi đi lễ Đền Thượng:
  • Ăn mặc lịch sự vì đây là nơi linh thiêng.
  • Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn bảo vệ cảnh quan.
  • Không nên nói tục, chửi bậy.
  • Một kinh nghiệm đi lễ Đền Thượng dành cho các bạn là nếu thấy quá mệt hoặc xuống sức, hãy dừng chân hít thở thật sâu và uống chút nước để giúp bạn lấy lại năng lượng và có thể tiếp tục quãng đường tiếp theo.
  • Ô tô 45 chỗ chỉ lên được đến Cốt 400m, Từ cốt 400m trở lên cấm xe trên 30 chỗ.

Lưu ý nuibavi.com: Quý khách đang xem nuibavi.com chia sẻ những thông tin đi Lễ Đền Thượng để quý khách tham khảo, bài viết trên chỉ để tham khảo. mọi sự quyết định đi thế nào, ăn nghỉ ở đâu, mua cái gì, giá vé bao nhiêu là phụ thuộc vào quý khách. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin dịch vụ ở đó. Chúc Quý khách có chuyến đi lễ bình an may mắn.