www.nuibavi.com

Nuibavi
Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây Phát Lộc

Kỹ thuật trồng cây Phát Lộc
Cây Phát Lộc hay lucky bamboo là loại cây cảnh phổ biến được dùng làm cây để bàn, cây văn phòng, trang trí nhà. Theo phong thủy cây Phát Lộc sẽ mang lại sự may mắn, phát đạt, vận mệnh, đặc biệt khi được người khác trao tặng. Cây phát lộc được xem là một trong những cây mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Cây phát lộc với đặc điểm có sức sống mạnh mẽ, dễ chăm sóc và đặc biệt phù hợp với phong thủy gia đình. Cây Phát Lộc rất dễ trồng, có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thân thẳng, hiên ngang. Chính vì vậy, theo phong thủy cây phát lộc mang lại sự may mắn, năng lượng dồi dào và sự yên bình. Cây Phát Lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ cũng dễ lưu thông, tâm hồn tự do, thăng hoa.
1, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Phát Lộc:
 
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
- Nước: Để cây phát lộc phát triển, các tốt nhất là nên đặt cây trong trộng chứa khoảng 2,5cm nước cùng ít sỏi. Tuy nhiên không nên dùng nước có clo và các loại hóa chất khác. Bạn nên sử dụng nước đóng chai hoặc nước cất, nếu là nước máy phải để 24 giờ cho nước bay khí clos au đó mới dùng. Thay nước 1 lần/tuần.

- Ánh sáng: cây phát lộc được tìm thấy ở khu vực rừng nhiệt đới nên ưa sánh sáng. Tuy nhiên nên tránh ánh nắng trực tiếp vì như vậy sẽ làm cây dễ cháy lá. Nếu bạn thấy cây có dấu hiệu héo lá hoặc thân giãn ra thì đó là cây đang thiếu ánh sáng tự nhiên, hãy đặt cây ở những nơi có ánh sáng như ban công, gần cửa sổ nhé.

- Nhiệt độ: Cây phát lộc thích hợp với nhiệt độ ấm áp, khoảng từ 36 - 50 độ C. Lưu ý không để cây trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi.
 
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây. Cắt tỉa và tạo dáng cho cây phát lộc: Cắt tỉa cho cây phát lộc tức là tạo dáng cho cây. Cây phát lộc được uốn bằng cách xoay cây non trước ánh sáng, cây sẽ phát triển tự nhiên hướng về phía ánh sáng. Thân của loại cây này thường tự mọc ra từ bên hông, tạo thành những hình xoắn ốc đặc trưng. Khi cắt tỉa chú ý không cắt cành chính mà chỉ nên cắt bỏ những cành khô héo. Bạn có thể tỉa khaongr 3 – 5cm đối với cành chính. Sau khi cắt tỉa nên bôi dung dịch parafin lên chỗ cắt tỉa sẽ giúp chỗ cắt tía lâu mọc nhánh. Khi đó, đừng ném các cành đã cẳt bỏ, hãy giữ lại chúng để nhân giống thêm một cây phát lộc khác. Nếu vì một lí do nào đó, bạn muốn cắt tỉa cành chính, thì ngay dưới vị trí cắt tỉa sẽ mọc ra chồi non mới và có thể sẽ phân nhánh thành một cây con.
 
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Phát Lộc:
Cây phát lộc trồng trong nước cần bổ sung dạng phân bón dung dịch mỗi tháng một lần. Với dạng phân bón dung dịch này, bạn có thể mua tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, loại phân bón chuyên dùng cho cây phát lộc.
 
2, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Phát Lộc:
Nếu dùng nước có clo thì cây dễ chết. Nếu phát hiện cây có rễ màu đen, nên loại bỏ để tránh vi khuẩn ảnh hưởng đến cả cây. Tốt nhất là nên thay nước mỗi tuần một lần với nước cất hoặc nước sạch. Nếu thấy tảo bắt đầu xuất hiện thì nên làm sạch chậu cây. Với sâu bọ, bạn có thể tiến hành bắt sâu bọ thường xuyên.












 
Trích nguồn Intenert



---------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.