www.nuibavi.com

Nuibavi
Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật chăm sóc cây Hoa Thược Dược

Kỹ thuật chăm sóc cây Hoa Thược Dược
Tên khoa học Dahlia variablis Desf cùng họ cúc với các cây Hoa cúc trên và cây hoa Đồng tiền. Thước dược có nguồn gốc từ Mehicô nhập nội vào Tây Ban Nha năm 1789, lan ra Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Cây thược dược ở ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn, còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu Da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến... Hoa nở rực rỡ song rất tiết là không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, ngùơi không ăn được. Rễ lại ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, màu độ PH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống như đỏ cờ, nhiều phân quá, cây béo mập cho hoa kém, giống màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa được và hay bị bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cần tỉ lệ N.P.K cân đối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.
1, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Thược Dược:
 
1.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Đối với cây thược dược trồng trong chậu hoa thì người dùng nên chọn các loại đất vườn hoặc đất đen pha cát để trồng cây nhằm mục đích cung cấp cho hoa lượng dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp nhất giúp cây phát triển toàn vẹn. Ánh sáng: Cây thược dược có thể để tiếp xúc với ánh sáng hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, nếu không đủ không gian để đặt cây ngoài cửa sổ, hay ban công. Vào thời điểm cây phát trển cần mang chậu hoa đẹp của mình vào chỗ lạnh và tối để cây có thể chuẩn bị ra nụ Tưới nước: Cây thược dược có thể chịu ẩm ướt nhiều nên có thể tưới nước ngày 2 lần. Vì là cây mọng nước nên cần tưới vào buổi sáng và buổi chiều để tránh bị cháy nắng, sanh ra ung thối thành khuẩn.
 
1.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.

 
1.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hoa Thược Dược:
Có thể sử dụng phân rác hoai mục, phân chuồng thật hoai và loại đất lạnh ra. Để bón thúc, có thể sử dụng phân hóa học, phân cá hoặc bánh dày. Lúc mới trồng, có thể bón lót để tạo điều kiện dinh dưỡng ban đầu cho cây. Khi bón lót cũng cần lưu ý cây tốt hay xấu để dễ bón hơn. Chủ yếu sau khi trồng 20 – 25 ngày cho cây phát triển, nếu cần có thể bón 1 đến 2 lần nữa lức cây có nụ để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa.

 
2, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hoa Thược Dược:
a. Bệnh đốm lá: Thường phát sinh vào mùa mưa, nóng trên lá xuất hiện các chấm vàng rồi lan ra thành đốm nâu tròn. Có thể dung dung dịch Bocdeaux 0,5% hoặc Zineb 0,1% để phòng trừ.


b. Bệnh thối rễ: Chủ yếu do đất tích nước. Sau khi bị bệnh rễ thối đen có thể dùng rượu 600 rửa sạch rồi trồng lại.

c. Đối với nhện đỏ và rệp ống. Có thể dung DDVP 0,05% để phòng trừ.


d. Nhện bám vào bệ mặt lá, cành cây, hút nhựa, làm khô cành, héo lá. Sử dụng các loại thuốc như Comite, Nissorun 5 EC… để phun phòng trừ.
 
Trích nguồn Intenert



---------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.